Theo các chuyên gia, dự án đầu tư trục đường vành đai phía Tây với quy mô lớn nhất từ trước đến nay vừa được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng phê duyệt sẽ mở cửa thông thương, khai phá và thúc đẩy phát triển vùng cửa ngõ Tây Bắc thành phố, đặc biệt "đánh thức" thị trường BĐS đầy tiềm năng trên địa bàn.
I. Bài
toán kết nối giao thông!
Lâu
nay, Đà Nẵng chú trọng phát triển các khu vực nội đô, khu vực ven biển phía
Đông, khu vực phía Nam của thành phố. Đối với vực phía Tây, Tây Bắc cơ sở hạ
tầng giao thông hầu như vẫn chưa cho sự phát triển gì mang tính nổi bật so với
các khu vực. Việc quy hoạch tuyến đường vành đai phía Tây thành phố sẽ tạo sự
kết nối với các khu vực khác của thành phố ngày càng thuận tiện hơn, đồng thời
sẽ tạo ra bước phát triển mới ở khu vực này.
Theo
đó, tuyến đường vành đai phía Tây được quy hoạch với tổng diện tích đất nghiên
cứu quy hoạch khoảng 95,72ha, chiều dài toàn tuyến 38,91km, mặt cắt đường rộng
9-41m. Điểm bắt đầu từ Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú và xã Hòa Ninh thuộc
huyện Hòa Vang. Trong đó, đoạn 1 có điểm nối từ nút giao quốc lộ 14B và đường
Hòa Phước - Hòa Khương đến đường trục chính Khu công nghệ thông tin tập trung.
Đoạn 2 nối từ đường trục chính Khu công nghệ thông tin tập trung đến nút giao
đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn-Túy Loan.
![]() |
Quy hoạch khớp nối giao thông trục Tây Bắc |
Ngoài tuyến đường tránh Đà Nẵng đã được sử dụng lâu nay, tại khu vực phụ cận hiện đang hoàn thiện nhiều cơ sở hạ tầng mới, nhiều tuyến đường huyết mạch như đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, đường Hoàng Văn Thái nối dài, đường Nguyễn Tất Thành nối dài, tạo thuận lợi cho việc phát triển giao thương. Trong thời gian tới, tiếp tục mở tuyến đường vành đai phía Tây sẽ tạo sự phát triển mới cho khu vực phía Tây và Tây Bắc của thành phố. Hiện nay, khu vực phía Tây, Tây Bắc như một đại công trường, hứa hẹn sự phát triển sôi động ở khu vực này. |
II. Tiềm
năng phát triển khu vực
1. Việc xây dựng cảng mới Liên Chiểu
Bộ GTVT và thành phố Đà Nẵng đã thống nhất chủ
trương đầu tư xây dựng thêm cảng Liên Chiểu để giảm tải cho khu bến cảng Tiên
Sa và khu bến Sơn Trà (Thọ Quang).
Theo
thông tin từ Bộ GTVT, hôm 22-5, Bộ GTVT và thành phố Đà Nẵng đã thảo luận về
các nội dung liên quan đến công suất khai thác cảng Tiên Sa và chuẩn bị đầu tư
dự án xây dựng cảng Liên Chiểu ở Đà Nẵng.
![]() |
Vị trí xây cảng Liên Chiểu |
Đề
cập đến sự cần thiết xây dựng thêm cảng Liên Chiểu, chính quyền thành phố Đà
Nẵng cho biết, cảng Đà Nẵng hiện tại bao gồm hai khu bến chính là khu bến Tiên
Sa và khu bến Sơn Trà (Thọ Quang). Đây là đầu mối vận tải biển của các tỉnh
miền Trung nên hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container của khu vực miền
Trung đều được đưa về cảng Đà Nẵng.
Theo
số liệu thống kê của thành phố Đà Nẵng, khối lượng hàng qua cảng Đà Nẵng năm
2016 là 5,7 triệu tấn và dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 triệu tấn vào năm 2020 và
khoảng 30 triệu tấn vào năm 2030.
Với
lượng hàng tăng lên như dự báo sẽ vượt qua năng lực của khu bến Tiên Sa, Sơn
Trà (Thọ Quang) sau năm 2020 và đặc biệt là vượt qua khả năng đáp ứng của tuyến
đường giao thông kết nối cảng đi qua nội đô thành phố Đà Nẵng. Khi đó sẽ gây ùn
tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và tác động đến phát triển du lịch của thành
phố này.
Do
vậy, chính quyền Đà Nẵng cho rằng, việc đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu để mở
rộng hệ thống cảng Đà Nẵng là rất cần thiết, phục vụ cho phát triển kinh tế của
Đà Nẵng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Hồi
tháng 2 năm nay, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã nghe Công ty tư vấn cảng Nhật
Bản (JPC) báo cáo phương án đầu tư cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư cho giai
đoạn 1 là 5.581 tỉ đồng được đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP).
Trong đó, vốn nhà nước là 2.630 tỉ đồng, vốn tư nhân 3.071 tỉ đồng. Thời gian
dự kiến đi vào hoạt động là năm 2022. Phương án này được lãnh đạo thành phố Đà
Nẵng cơ bản thống nhất.
Việc
xây dựng cảng Liên Chiểu sẽ có nhiều thuận lợi khi một số dự án hạ tầng quan
trọng như hầm Hải Vân hiện đang triển khai tuyến hầm số 2 trong tương lai tăng
khả năng vận tải qua hầm; đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ đưa vào hoạt
động năm 2018, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các khu công
nghiệp ở Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi vận chuyển hàng hóa.
Ngoài
ra, khi ga đường sắt Đà Nẵng được di dời lên khu vực Liên Chiểu thì việc kết
nối các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không
sẽ rất thuận lợi.
2. Đến di dời nhà ga Đà Nẵng ra khỏi vùng trung tâm.
Hiện nay TP Đà Nẵng đang phối hợp với Bộ GTVT triển khai dự án
này, gồm 2 hợp phần. Thứ nhất là di dời ga đường sắt từ khu vực trung tâm TP ra
khu vực Hòa Minh (quận Liên Chiểu). Thứ hai là tái thiết đô thị tại khu vực nhà
ga và tuyến đường sắt hiện nay sau khi di dời. “Về mặt chủ trương đã được sự
thống nhất là di dời ga đường sắt bằng vốn ngân sách nhà nước, còn phần tái
thiết đô thị thì huy động xã hội hóa!” – ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay.
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, cách đây một tuần, TP Đà Nẵng đã
làm việc với Bộ GTVT, thống nhất ý kiến về phân nguồn lực, đơn vị chịu trách
nhiệm và sẽ báo cáo Thường trực Chính phủ tổ chức buổi họp riêng để Bộ GTVT và
TP Đà Nẵng trình bày về dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng. Theo tính toán sơ
bộ, tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 6,7 ngàn tỉ đồng; chuẩn bị 8.000 lô đất bố
trí tái định cư.
![]() |
Vị trí dự kiến di dời nhà ga đường sắt Đà Nẵng |
Di dời ga tàu hỏa và xây hầm đường sắt qua Hải Vân:
- Dự án di dời ga tàu hỏa dài 16km, kinh phí 6900 tỉ. Vị trí mới: Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Cách nhà ga hiện tại (đường Hải Phòng) 10km.
- Dự án xây hầm đường sắt qua Hải Vân 22km, kinh phí 9510 tỉ.
(Việc di dời nhà ga và xây hầm đường sắt mới sẽ kéo theo toàn bộ các tuyến đường ray trong nội thành đều thay đổi ra khỏi TP, trong đó đường ray mới nhập từ TQ).
- Với dự án di dời ga, phương án sơ bộ hoàn thành chậm nhất háng 9/2015, quý 4/2015 duyệt phương án chính thức.
- Hiện 4 DN đăng ký đầu tư dự án di dời ga tàu hỏa, gồm Tập đoàn Vingroup, Cty Nam Việt Á Đà Nẵng, Cty CP Tập đoàn Đức Bình và Tập đoàn T&T. Tuy nhiên, theo nguồn riêng, tập đoàn VinGroup nắm chắc trong tay cơ hội đầu tư dự án này.
- Nâng tốc độ chạy tàu lên 80 – 90km/h (với tàu khách) và 50 – 60km/h (với tàu hàng).
- Dự án di dời ga tàu hỏa dài 16km, kinh phí 6900 tỉ. Vị trí mới: Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Cách nhà ga hiện tại (đường Hải Phòng) 10km.
- Dự án xây hầm đường sắt qua Hải Vân 22km, kinh phí 9510 tỉ.
(Việc di dời nhà ga và xây hầm đường sắt mới sẽ kéo theo toàn bộ các tuyến đường ray trong nội thành đều thay đổi ra khỏi TP, trong đó đường ray mới nhập từ TQ).
- Với dự án di dời ga, phương án sơ bộ hoàn thành chậm nhất háng 9/2015, quý 4/2015 duyệt phương án chính thức.
- Hiện 4 DN đăng ký đầu tư dự án di dời ga tàu hỏa, gồm Tập đoàn Vingroup, Cty Nam Việt Á Đà Nẵng, Cty CP Tập đoàn Đức Bình và Tập đoàn T&T. Tuy nhiên, theo nguồn riêng, tập đoàn VinGroup nắm chắc trong tay cơ hội đầu tư dự án này.
- Nâng tốc độ chạy tàu lên 80 – 90km/h (với tàu khách) và 50 – 60km/h (với tàu hàng).
III. Cơ hội cho thị trường bất động sản khu vực phụ cận
Dựa vào quy hoạch này và
sự đánh giá của các chuyên gia, có thể thấy thị trường BĐS Đà Nẵng nói chung và
phân khúc đất nền nói riêng đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Rất nhiều dự
án tại Đà Nẵng, đặc biệt là các dự án phía Tây Bắc được giới thiệu ra thị
trường và đạt kết quả hoạt động kinh doanh rất tốt, thu hút được sự quan tâm
của các người mua trong nước lẫn nước ngoài đang tìm kiếm một kênh đầu tư ổn
định và tiềm năng.
Nhiều “ông lớn” trong
ngành BĐS đã nhanh chân để không bỏ lỡ mất cơ hội “góp mặt” tại “điểm nóng” này
với một số dự án điển hình có thể kể tới như: Bàu Tràm Lakeside của công ty SDN ,
Lancaster Nam Ô Resort Đà Nẵng của Tập đoàn Trung Thủy - TTG Holding, Khu đô
thị Sunrise của tập đoàn NovaLand…
Ngoài ra còn có một ốc đảo xanh, với không gian sống biệt lập, tách khỏi những không xí sô bồ phố thị. Khu đô thị mới Eco River Park được bao bọc bởi dòng sông Cu Đê xanh ngát, cách biển chỉ 1km đảm bảo cuộc sống an cư nơi phố mới cho mọi cư dân trong khu vực.
Với chiến lược phát triển
không gian đô thị Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, có thể khẳng định:
“Thiên thời, địa lợi” tại Tây Bắc Đà Nẵng đều đã có cả. Tuy nhiên, theo lời
khuyên của các chuyên gia, để chọn được sản phẩm tốt, khách hàng và nhà đầu tư
cũng cần nghiên cứu kỹ để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Có một số yếu tố mà nhà
đầu tư cần tìm hiểu kỹ để chọn ra được sản phẩm đất nền có khả năng sinh lời
cao: Đó là vị trí dự án, uy tín của chủ đầu tư, chất lượng và tiện ích, pháp
lý.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Quản lý kinh doanh - Hoàng Thắng
Địa Chỉ: 480 đường 2/9, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0906 439 161 - 0906 414 514
Website: http://www.datdanang247.com/ – Email: thang.bdsnhatnam@gmail.com
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
EmoticonEmoticon